“Manager this”, “Manager that”
Trước khi nói đến sự khác nhau giữa PO và PM, mình cần làm rõ từ “Manager” trong từ “Product Manager”.
Trên thị trường, từ “manager” ở trong từ Product Manager có 2 nghĩa:
Công việc quản lý (1)
Người quản lý (2)
Tất nhiên, nếu là một PM ở nghĩa thứ (2), thì bạn cũng đã từng trải qua một PM ở nghĩa thứ (1), hoặc là Product Owner, Product Lead.
Product Manager có quản lý Product Owner hay không?
Trên thực tế, PM quản lý PO là PM với từ Manager mang nghĩa là “Người quản lý” (2).
Nhiều bài viết trên LinkedIn, từ các Product Expert, lại cho rằng PM không quản lý PO, chỉ đơn giản là PM phụ trách và chịu trách nhiệm trên quy mô công việc lớn hơn, đó là PM với từ Manager mang nghĩa là “Công việc quản lý” (1).
Product Owner và Product Manager (1) khác gì?
Dưới đây là cách phân biệt mà rất nhiều trang và tổ chức sử dụng:
Product Owner (PO):
Là người chịu trách nhiệm tối đa cho giá trị của sản phẩm.
Làm việc trực tiếp với nhóm phát triển để thực hiện tầm nhìn cho sản phẩm.
Quản lý backlog sản phẩm, sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các tính năng dựa trên giá trị và mức độ quan trọng.
Hợp tác với các bên liên quan như khách hàng, nhà thiết kế, kỹ sư để đảm bảo sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Product Manager (PM):
Có trách nhiệm chiến lược và tầm nhìn cho sản phẩm.
Nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng và xác định cơ hội cho sản phẩm.
Phát triển chiến lược sản phẩm bao gồm định vị, giá cả, kênh phân phối.
Quản lý vòng đời sản phẩm từ giai đoạn ý tưởng đến khi ra mắt và sau khi ra mắt.
Cá nhân mình đồng ý một phần nhưng lại thấy những định nghĩa trên tương đối trừu tượng đối với những người mới tham gia ngành này. Hiểu đơn giản, Product Manager chịu trách nhiệm trên một phạm vi công việc lớn hơn so với Product Owner, đặc biệt là đi sâu vào business nhiều hơn. Tuỳ vào tính chất mỗi doanh nghiệp, tuỳ vào phần mà bạn phụ trách thì công việc của PM có thể overlap với Strategy, Business, Operation, hay Marketing.
Tuy nhiên, có một phần mình không đồng ý, cần nhấn mạnh rằng, cả hai, PO hay PM, đều quản lý toàn bộ vòng đời phát triển của sản phẩm. PO vẫn trực tiếp làm việc với khách hàng, người dùng và business stakeholders chứ không phải chỉ có designer và team dev. PO vẫn làm Product Discovery chứ không chỉ quản lý Product Backlog ở trong một Scrum Team.
Năm 2020, khi ứng tuyển vào Chợ Tốt, mình thấy các trang tuyển dụng của Chợ Tốt ghi tuyển Product Owner, nhưng sau tham gia vị trí và công việc chính xác của mình là Product Manager và toàn bộ Product Department không có một PO nào cả. Lý do mà Chợ Tốt đăng tuyển như vậy là sợ ứng viên nhầm lẫn rằng công ty đang tuyển một “manager” - “người quản lý”.
Xét về kỹ năng và phạm vi công việc, Product Manager tất nhiên cần có đầy đủ năng lực của một PO. Ngoài ra, cần có kỹ năng, kiến thức sâu hơn về business của sản phẩm mà người đó phụ trách.
Ở bên dưới, hình bên trái là hình mình từng thấy ở một vài viết so sánh giữa PM, PO và BA. Nhưng mình biết rằng các bạn Business (Strategy, BA, Operation, Marketing, …) có rất nhiều kiến thức, kỹ năng và công việc khác mà PM/PO không làm được nên đổi sang hình ở bên phải. (Lưu ý: Độ lớn của các hình, độ lớn của vùng overlap chỉ là ngẫu nhiên, không thể hiện ý nghĩa gì khác)
Một vài Career Ladder trên thực tế của ngành Product Management
Trên thực tế,
Ở nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là startup thì một bạn Product Owner cũng có thể có phạm vi công việc lớn như một Product Manager.
Ở nhiều doanh nghiệp, có vị trí Product Executive, được quản lý bởi Product Lead, Product Lead được quản lý bởi Product Manager.
Các công ty có các career ladder khác nhau
Product Lead ở công ty A sang công ty B có thể về lại vị trí Sr. Product Owner/Manager và ngược lại.
Product Director ở công ty sang công ty B có thể là Product Manager và ngược lại.
Dựa vào sản phẩm của doanh nghiệp, cấu trúc các phòng ban chức năng, chuyên môn và năng lực của các thành viên mà công ty có thể có mong muốn trên mỗi ứng viên khác nhau. Ví dụ:
Có công ty mong muốn một bạn PM với sự chủ động và luôn chịu trách nhiệm cao nhất ở phạm vi công việc lớn nhất, dẫn dắt các thành viên ở các phòng ban khác thực hiện dự án.
Có công ty mong muốn một bạn PO với năng lực phân tích tốt, trực tiếp thực thi việc phân tích data và người dùng (không có sự hỗ trợ của BA/DA, …) để hỗ trợ một Leader của phòng ban khác
Có công ty mong muốn một bạn PO/PM đủ năng lực dẫn dắt cả team dev để deliver được sản phẩm
…